Hậu quả Cuộc_nổi_dậy_8888

Các lễ kỷ niệm liên tục cuộc nổi dậy 1988 diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới.

Nhiều người tại Miến Điện tin rằng chế độ sẽ sụp đổ khi Liên Hiệp Quốc và các quốc gia lân cận từ chối công nhận đảo chính.[64] Các chính phủ phương Tây và Nhật Bản cắt viện trợ cho Miến Điện.[63] Trong số các quốc gia láng giếng của Miến Điện, Ấn Độ là nước chỉ trích nhiều nhất; lên án đàn áp, đóng cửa biên giới và lập các trại tị nạn dọc biên giới của mình với Miến Điện.[65] Đến năm 1989, 6.000 ủng hộ viên của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ bị bắt giữ trong tù và những người đào thoát đến các khu vực dân tộc thiểu số gần biên giới, như Kawthoolei, lập các tổ chức cùng những người có nguyện vọng về quyền tự quyết lớn hơn.[66] Ước tính rằng có 10.000 người đào thoát đến các khu vực miền núi do các nhóm phiến quân dân tộc thiểu số kiểm soát, như Quân đội Giải phóng Dân tộc Karen, và nhiều người sau đó được đào tạo thành các binh sĩ.[67][68]

Sau cuộc nổi dậy, Hội đồng Khôi phục Pháp luật và Trật tự bắt đầu "tuyên truyền vụng về" về những người tổ chức các cuộc biểu tình.[69] Người đứng đầu cơ quan tình báo là Khin Nyunt tổ chức một cuộc họp báo bằng tiếng Anh nhằm cung cấp tường thuật có lợi cho Hội đồng nhắm đến các nhà ngoại giao và truyền thông.[69][70] Truyền thông Miến Điện trải qua hạn chế hơn nữa trong giai đoạn này, sau khi được tường thuật tương đối tự do vào đỉnh cao của các cuộc biểu tình. Trong các cuộc họp báo, Khin Nyunt trình bày chi tiết về âm mưu phái hữu hành động với "phần tử ngoại quốc có tính lật đổ" nhằm lật đổ chế độ, và phái tả hành động nhằm lật đổ nhà nước the regime.[69] Bất chấp các cuộc họp báo, ít người tin tưởng lý luận của chính phủ.[69] Trong khi các buổi họp báo này đang diễn ra, Hội đồng Khôi phục Pháp luật và Trật tự bí mật đàm phán với các phiến quân.[70]

Từ năm 1988 đến năm 2000, chính phủ Miến Điện lập 20 bảo tàng trình bày chi tiết về vai trò trung tâm của quân đội trong lịch sử Miến Điện và gia tăng quân số từ 180.000 lên 400.000.[54] Các trường phổ thông và đại học vẫn bị đóng cửa nhằm ngăn ngừa nổi dậy tiếp tục.[54] Aung San Suu Kyi, U Tin OoAung Gyi ban đầu công khai bác bỏ đề xuất của Hội đồng Khôi phục Pháp luật và Trật tự về việc tổ chức bầu cử vào năm sau, tuyên bố rằng không thể tổ chức bầu cử tự do dưới sự cai trị của quân đội.[71]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc_nổi_dậy_8888 http://news.google.com/newspapers?id=Av4JAAAAIBAJ&... http://www.iht.com/articles/reuters/2008/08/08/asi... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9...